Chuyện học văn !
4:44 PM
Đúng ra thì câu chuyện này bàn về việc học các môn cơ bản nói chung chứ không riêng gì chuyện học văn. Nhân dịp đề thì văn đại học vừa rồi mà các bạn kêu là khó vãi cứt, MS có xem qua 1 video Youtube, 1 chương trình hài hước buôn chuyện có đề cập đến đề thi văn năm nay, cảm thấy khá thú vị nên bỏ thời gian ra chém.
Có 2 thứ mà MS muốn bóng bàn đến, 1 là trả lời cho câu hỏi học văn để làm gì. Đôi lúc ta bắt gặp ai đó than vãn rằng chúng ta đi học những thứ chả có ứng dụng gì cả, như là ngữ văn, toán cao cấp,...không hiểu khi ra đời kiếm tiền thì những kiến thức ấy để làm gì, xong quay ra kết luận giáo dục VN như cứt ! Nếu bạn thắc mắc về mục đích các môn học đó hãy nghe MS lừng danh giảng đây ^^ ! Tất cả các môn học đều có mục đích và ảnh hưởng đến tư duy của bạn. Ví như toán học để tăng khả năng logic sáng tạo, văn học để tăng khả năng ngôn ngữ, cách hành văn. Nói 1 cách dễ hiểu là để rèn luyện tư duy sáng tạo của chúng ta. Giống như việc tập thể dục cho não vậy, mỗi môn học là những bài tập thể dục cho các bộ phận não bộ khác nhau. Như toán thì cho phần logic , văn cho phần ngôn ngữ. Khi đi học thủ của bạn được training hàng ngày với các phép toán khó thì sau này nó sẽ giải quyết những công việc đòi hỏi sự sáng tạo tốt hơn, hoặc nảy ra những ý tưởng độc đáo hơn. Còn học văn tốt thì đơn giản trong cuộc sống bạn có thể soạn 1 văn bản, trình bày những vấn đề 1 cách lưu loát và thuyết phục hơn. Nó sẽ ảnh hưởng tích cực tới tư duy của chính bạn.
Có 2 thứ mà MS muốn bóng bàn đến, 1 là trả lời cho câu hỏi học văn để làm gì. Đôi lúc ta bắt gặp ai đó than vãn rằng chúng ta đi học những thứ chả có ứng dụng gì cả, như là ngữ văn, toán cao cấp,...không hiểu khi ra đời kiếm tiền thì những kiến thức ấy để làm gì, xong quay ra kết luận giáo dục VN như cứt ! Nếu bạn thắc mắc về mục đích các môn học đó hãy nghe MS lừng danh giảng đây ^^ ! Tất cả các môn học đều có mục đích và ảnh hưởng đến tư duy của bạn. Ví như toán học để tăng khả năng logic sáng tạo, văn học để tăng khả năng ngôn ngữ, cách hành văn. Nói 1 cách dễ hiểu là để rèn luyện tư duy sáng tạo của chúng ta. Giống như việc tập thể dục cho não vậy, mỗi môn học là những bài tập thể dục cho các bộ phận não bộ khác nhau. Như toán thì cho phần logic , văn cho phần ngôn ngữ. Khi đi học thủ của bạn được training hàng ngày với các phép toán khó thì sau này nó sẽ giải quyết những công việc đòi hỏi sự sáng tạo tốt hơn, hoặc nảy ra những ý tưởng độc đáo hơn. Còn học văn tốt thì đơn giản trong cuộc sống bạn có thể soạn 1 văn bản, trình bày những vấn đề 1 cách lưu loát và thuyết phục hơn. Nó sẽ ảnh hưởng tích cực tới tư duy của chính bạn.
Cái thứ 2 MS nói tới là học văn như thế nào ? Ở trên có nói mục đích của văn học là để rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ đó là thứ quan trọng nhất, ngoài ra học văn cũng có tác dụng thúc đẩy sáng tạo hay nâng cao cảm thụ nghệ thuật. Nhưng đạt được hiệu quả như vậy thì dường như cách chúng ta đã được dạy, cách con em chúng ta đang học đều không đáp ứng được. Cái có ích duy nhất chắc là những năm đầu học văn, khi học sinh được hướng dẫn những khái niệm cơ bản về ngữ pháp, các thể loại văn như miêu tả , nghị luận, .... để biết được khung sườn trình bày 1 vấn đề là như thế nào. Khi đã biết được cái khung thì việc tiếp theo là làm sao vận dụng từ ngữ 1 cách nhuần nhuyễn, để nội dung viết ra xuôi tai. Cái này chúng ta làm sai bét ! Họ đưa những bài văn, bài thơ vào sách giáo khoa với mặc định đó là những tác phẩm Hay. Mục đích thì chắc là tốt thôi, kiểu như cố gắng cho học sinh cảm thấy cái hay trong đó để học theo, nếu ko thấy hay ( mà đúng ra thì học sinh nó quan tâm đéo gì đến văn vẻ ) thì giáo viên sẽ áp cái cảm nhận của họ vào cho lũ ranh chép lại. Như thế tức là không trung thực với cảm xúc của chính bản thân. Tại sao tôi không thấy bài văn hay bài thơ này hay ho gì mà vẫn phải phân tích nó 1 cách đầy tình cảm như vậy ? Như đề văn vừa rồi, mục cảm thụ bài thơ tự do của anh thợ thơ VQP. trong video Youtube kia có nói thể thơ tự do này đọc lên lộn xộn mơ hồ, vì ta không hiểu gì nên nếu hỏi hay không thì ta cứ bảo là cũng hay hay !!?? Nói thật đọc khổ thơ kia xong cảm nhận của MS là " như ccc". Tất nhiên nếu là MS đi thi thì cũng dek giám phát biểu như vậy, nhưng rõ ràng cảm nhận của tôi là như thế. Nếu câu hỏi là " nếu hiểu bài thơ này theo cách các ông được dạy thì các ông hiểu như thế nào ?" lúc ấy bạn mới có thể thỏa sức giả tạo.
Cách học văn tốt chính là sao để yêu thích việc tiếp thu ngôn ngữ. Mục đích như đã nói chủ đạo là để phát triển kĩ năng sử dụng ngôn từ. Để làm được điều đó cần phải hình thành thói quen đọc, để dần dần những cách hành văn mà chúng ta đọc được hoặc xem được sẽ ngấm dần và trở thành kĩ năng bản thân. Làm sao để được như vậy? Hãy cho vào chương trình giảng dạy những thứ học sinh yêu thích: truyện tranh, phim ảnh,... Việc chọn lọc những thứ đưa ra cho học sinh đọc hoặc xem khi ấy cần phải đầy tính trách nhiệm . Ko thể cứ đưa những tác giả tác phẩm cũ kĩ rồi mặc định đó là những cái hay, giúp cho bọn trẻ học văn tốt được. Chọn ra những thứ có giá trị về ngôn từ mà bọn trẻ THÍCH là cách đúng đắn. Nói thì dù sao dễ hơn làm nhưng nếu làm được thì chắc chắn cái sự học văn nó sẽ ko vật vã như bây giờ.
Việc thích thú tiếp thu ngôn ngữ còn tác dụng tốt hơn , đó là thúc đẩy người học chịu khó tìm hiểu. Và việc tìm hiểu chính là tiền đề của sự sáng tạo, của sự mở mang trí tuệ. Lại lấy ví dụ đề văn 2019 vừa rồi: tới câu phân tích văn của HPNT, nếu bạn chịu khó tìm hiểu mới thấy nhiều điều thú vị về tác giả này ( gợi ý hãy search "HPNT thảm sát Huế" sẽ rõ con người này ko đơn giản và có nhiều tranh cãi ) . Qua đó cách nhìn nhận câu hỏi này đảm bảo sẽ khác. Tất nhiên ko nói đến chuyện trả lời theo tủ !
Bàn thêm về việc học văn ở nước ngoài. Ở bển người ta chú trọng đến việc tư duy sáng tạo hơn. Có thể thấy rõ trong việc khuyến khích học sinh tự tìm tòi , tự thể hiện qua các hình thức bài luận, phát biểu, hùng biện,.. Mặc dù ko muốn mang tiếng là thích đồ ngoại nhưng phải công nhận trong việc học văn thì mấy anh khoai tây làm tốt hơn chúng ta nhiều. Hãy xem lũ nhóc các nước tư bản giãy chết đối đáp hùng biện mà ngán ngẩm cho văn hóa đọc chép học thuộc ở ta. Ở đó người sử dụng ngôn từ giỏi đồng nghĩa với khả năng kiếm tiền giỏi hay quyền lực. Ở Mỹ có cả trường dạy hùng biện cho các ứng cử viên tổng thống. Bài thi ở trường đó có thể đơn giản như này: bốc thăm chủ đề bất kì và hùng biện tại chỗ một bài đủ mấy nghìn từ. Các chủ đề vô cùng rộng lớn và ko ai có thể biết hết, ví dụ như bạn là ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ và bạn bốc phải chủ đề " việc học văn của bọn nhóc Vịt Nam ", bạn cũng phải nói trôi chảy như đúng rồi về thứ mà bạn hoàn toàn không biết ấy đủ 3,4 ngàn từ mới thôi.
Bàn tiếp về việc học văn xưa kia ở các nước phương Đông. Như đã biết ngày xưa quan lại được tuyển chọn qua thi cử .Mà thi ở đây tức là thi văn, ở Việt Nam từ thời Lê thì 3 năm mới tổ chức thi 1 lần, đời trước nhà Trần thì 7 năm 1 lần. Đại khái mang nặng tính Nho giáo, và tỉ lệ chọi thì thật vãi cứt, hàng nghìn thí sinh tham gia ( từ 1500 - hơn 4000 tùy thời ) chỉ lấy ra từ 5 đến 40 bạn. Hình thức thi cử là những bài làm văn: kinh ,thư, chế , biểu, thơ , phú,.... Trung Quốc, Hàn Xẻng hình như cũng gần tương tự do cùng ảnh hưởng bởi Nho Giáo ( đạo Khổng ). Với việc thi văn như vậy thì nếu học theo cách bây giờ thì đi ăn cắp ngay tức khắc. Học văn thời kì này cũng kiêm luôn cả vai trò thúc đẩy logic sáng tạo. Hãy xét từ 1 ví dụ đơn giản là thơ phú chẳng hạn, có những niêm luật cực kì phức tạp về từ ngữ, âm điệu, vần, đối,... chỉ riêng việc làm ra 1 bài thơ đúng luật , học sinh khi xưa đã phải gồng hết mọi công lực sáng tạo ngôn ngữ. Nên có thể nói những người thi đỗ thời xưa là những thí sinh có đầu óc thực sự, không có chuyện trúng tủ, thuộc lòng như giờ. Và tất nhiên , vì chỉ có học văn nên đó là môn học được coi trọng nhất, là tuyệt đỉnh công phu nếu muốn làm nên ông này bà nọ quan chức các cái...
Nói gì thì nói việc học ở VN này cũng như trình độ kiến thức của chúng ta cũng ko phải kém. Thậm chí có số má trên thế giới với những cuộc thi quốc tế hay các bảng xếp hạng giáo dục. Cơ mà nên xem lại việc học văn tí thì ok hơn. Các bác bộ dục nếu có đọc đc cao kiến này của MS thì cố gắng sửa chữa. Dù biết các bác nghe chửi quen rồi nhưng lời vàng ý ngọc của người như MS đã mất công phun ra thì nên lắng nghe và cầu thị. Đảm bảo ko thừa !
Cách học văn tốt chính là sao để yêu thích việc tiếp thu ngôn ngữ. Mục đích như đã nói chủ đạo là để phát triển kĩ năng sử dụng ngôn từ. Để làm được điều đó cần phải hình thành thói quen đọc, để dần dần những cách hành văn mà chúng ta đọc được hoặc xem được sẽ ngấm dần và trở thành kĩ năng bản thân. Làm sao để được như vậy? Hãy cho vào chương trình giảng dạy những thứ học sinh yêu thích: truyện tranh, phim ảnh,... Việc chọn lọc những thứ đưa ra cho học sinh đọc hoặc xem khi ấy cần phải đầy tính trách nhiệm . Ko thể cứ đưa những tác giả tác phẩm cũ kĩ rồi mặc định đó là những cái hay, giúp cho bọn trẻ học văn tốt được. Chọn ra những thứ có giá trị về ngôn từ mà bọn trẻ THÍCH là cách đúng đắn. Nói thì dù sao dễ hơn làm nhưng nếu làm được thì chắc chắn cái sự học văn nó sẽ ko vật vã như bây giờ.
Việc thích thú tiếp thu ngôn ngữ còn tác dụng tốt hơn , đó là thúc đẩy người học chịu khó tìm hiểu. Và việc tìm hiểu chính là tiền đề của sự sáng tạo, của sự mở mang trí tuệ. Lại lấy ví dụ đề văn 2019 vừa rồi: tới câu phân tích văn của HPNT, nếu bạn chịu khó tìm hiểu mới thấy nhiều điều thú vị về tác giả này ( gợi ý hãy search "HPNT thảm sát Huế" sẽ rõ con người này ko đơn giản và có nhiều tranh cãi ) . Qua đó cách nhìn nhận câu hỏi này đảm bảo sẽ khác. Tất nhiên ko nói đến chuyện trả lời theo tủ !
Bàn thêm về việc học văn ở nước ngoài. Ở bển người ta chú trọng đến việc tư duy sáng tạo hơn. Có thể thấy rõ trong việc khuyến khích học sinh tự tìm tòi , tự thể hiện qua các hình thức bài luận, phát biểu, hùng biện,.. Mặc dù ko muốn mang tiếng là thích đồ ngoại nhưng phải công nhận trong việc học văn thì mấy anh khoai tây làm tốt hơn chúng ta nhiều. Hãy xem lũ nhóc các nước tư bản giãy chết đối đáp hùng biện mà ngán ngẩm cho văn hóa đọc chép học thuộc ở ta. Ở đó người sử dụng ngôn từ giỏi đồng nghĩa với khả năng kiếm tiền giỏi hay quyền lực. Ở Mỹ có cả trường dạy hùng biện cho các ứng cử viên tổng thống. Bài thi ở trường đó có thể đơn giản như này: bốc thăm chủ đề bất kì và hùng biện tại chỗ một bài đủ mấy nghìn từ. Các chủ đề vô cùng rộng lớn và ko ai có thể biết hết, ví dụ như bạn là ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ và bạn bốc phải chủ đề " việc học văn của bọn nhóc Vịt Nam ", bạn cũng phải nói trôi chảy như đúng rồi về thứ mà bạn hoàn toàn không biết ấy đủ 3,4 ngàn từ mới thôi.
Bàn tiếp về việc học văn xưa kia ở các nước phương Đông. Như đã biết ngày xưa quan lại được tuyển chọn qua thi cử .Mà thi ở đây tức là thi văn, ở Việt Nam từ thời Lê thì 3 năm mới tổ chức thi 1 lần, đời trước nhà Trần thì 7 năm 1 lần. Đại khái mang nặng tính Nho giáo, và tỉ lệ chọi thì thật vãi cứt, hàng nghìn thí sinh tham gia ( từ 1500 - hơn 4000 tùy thời ) chỉ lấy ra từ 5 đến 40 bạn. Hình thức thi cử là những bài làm văn: kinh ,thư, chế , biểu, thơ , phú,.... Trung Quốc, Hàn Xẻng hình như cũng gần tương tự do cùng ảnh hưởng bởi Nho Giáo ( đạo Khổng ). Với việc thi văn như vậy thì nếu học theo cách bây giờ thì đi ăn cắp ngay tức khắc. Học văn thời kì này cũng kiêm luôn cả vai trò thúc đẩy logic sáng tạo. Hãy xét từ 1 ví dụ đơn giản là thơ phú chẳng hạn, có những niêm luật cực kì phức tạp về từ ngữ, âm điệu, vần, đối,... chỉ riêng việc làm ra 1 bài thơ đúng luật , học sinh khi xưa đã phải gồng hết mọi công lực sáng tạo ngôn ngữ. Nên có thể nói những người thi đỗ thời xưa là những thí sinh có đầu óc thực sự, không có chuyện trúng tủ, thuộc lòng như giờ. Và tất nhiên , vì chỉ có học văn nên đó là môn học được coi trọng nhất, là tuyệt đỉnh công phu nếu muốn làm nên ông này bà nọ quan chức các cái...
Nói gì thì nói việc học ở VN này cũng như trình độ kiến thức của chúng ta cũng ko phải kém. Thậm chí có số má trên thế giới với những cuộc thi quốc tế hay các bảng xếp hạng giáo dục. Cơ mà nên xem lại việc học văn tí thì ok hơn. Các bác bộ dục nếu có đọc đc cao kiến này của MS thì cố gắng sửa chữa. Dù biết các bác nghe chửi quen rồi nhưng lời vàng ý ngọc của người như MS đã mất công phun ra thì nên lắng nghe và cầu thị. Đảm bảo ko thừa !
0 comments