Chuyện đạo đức giả

12:32 PM


"Nhân chi sơ tính bản ác" - Tuân Tử - 1 anh thợ triết cổ của Tàu đã phát biểu. "Ác" ở đây hiểu đúng là những tính xấu chứ ko chỉ sự độc ác. Lý luận này xem ra có phần hợp lý khách quan hơn câu tam tự kinh "nhân chi sơ tính bản thiện" vốn mang tính định hướng giáo dục. Chắc là vậy vì Tuân Tử sinh trước thời tam tự kinh ra mắt khá lâu. Nếu Tuân Tử còn sống tới thời nay, có dùng mạng xã hội chắc anh sẽ vỗ đùi đắc trí cả ngày bởi tuyên ngôn bá đạo chuẩn mực của mình. Cái "Ác" - tính xấu của con người : sự ngu dốt, sự đố kỵ, sự hèn hạ, sự a dua, sự thú tính được thể hiện đầy rẫy qua những lời bình luận, những status : 1- truyền tải trực tiếp 2- bao bọc bởi, nhân danh đạo đức. Cái thứ 2 - thứ đạo đức giả là cái chiếm đa số.
Gọi là "tính ác" hay "tính xấu" vì đã thuộc về tính cách, tức là thậm chí người ta ko ý thức được cái xấu trong hành động, câu chữ của mình. Ví dụ như 1 trường hợp nhẹ nhàng sau: người đàn ông này bình luận về 1 quảng cáo sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Anh ta rất vô tư phát biểu rằng "tội nghiệp cho những người chân chính !!??" . MS dám cá rằng không 1 ai có cảm xúc "tội nghiệp" cho bất kì 1 trường hợp " chân chính" mơ hồ nào cả. Tức là người này đã nói 1 câu hoàn toàn dối trá về cảm xúc cá nhân với 1 vỏ bọc cao thượng là cảm thấy tội nghiệp cho người khác. Nếu bạn kết luận đánh giá 1 vấn đề gì khi chưa tìm hiểu cụ thể chính xác thì tất cả đều phiến diện và vô giá trị, nếu lời đánh giá đó là tiêu cực thì vô hình chung anh đã xúc phạm người nêu ra vấn đề. Nếu người thứ 3 đồng ý với ý kiến của anh tức là anh ko chỉ lừa dối bản thân mà còn lừa dối cả người khác nữa. Tất cả đều dưới vỏ bọc đạo đức giả kia. Thực ra với anh bạn này khả năng cao là 1 câu nói kiểu câu chuyện làm quà, động thủ trước khi động não thôi chứ chưa chắc là muốn thể hiện gì. Thế mới nói nhiều lúc ngta ko ý thức được tính xấu của bản thân. Ví như đang viết dòng này MS ngộ ra tính xấu của mình là hay nói xấu người khác vậy. Hãy nhìn đa chiều 1 chút, có lẽ sẽ tốt hơn.
1 lưu ý thú vị là tính đạo đức giả này thường biểu hiện ở những người trung tuổi trở lên. Người trẻ hơn chắc thuộc trường hợp 1: phơi bày tính xấu của mình ra ko gói bọc gì sất. "Tuổi tác thường đi kèm với tri thức nhưng đôi khi tuổi tác đến một mình!" .
1 ví dụ thứ 2 dễ thấy là những người luôn mồm nói đạo lý, thường gắn với tôn giáo như đạo phật. Luôn miệng phật pháp, đặt avatar hình Phật nhưng bất đồng ý kiến thì rủa xả đối phương bằng những ngôn từ cay độc , kiểu làm mắm mẹ con nhà Cám. Nói thật MS chưa bao giờ thấy bạn nào để avar Phật mà tử tế, công chính cả. Nghe thì cực đoan nhưng đúng ra phật tử chân chính ko luôn mồm nói giọng như thế vì bản thân trong tâm họ có phật rồi, loại đạo lý cửa miệng, tu tập nửa mùa xứng đáng tống cút cách li khỏi xã hội.
Một dạng đạo đức giả nữa là ra sức phản đối miệt thị chửi bới ai đó dính phốt cũng với danh nghĩa đạo đức, thuần phong mỹ tục. Bản chất là để thỏa mãn tính ghen ghét đố kỵ hoặc thù tức những thứ ngược lại quan điểm cá nhân. Lấy ví dụ như vụ gã đéo gì nựng mắc tội ấu dâm vừa qua. Số đông hò reo chửi bới đòi đồ sát kẻ phạm tội, lý do đưa ra là để bù đắp cho người bị hại, để phòng ngừa, cảnh báo cho tương lai. Nghe rất thuyết phục, nhưng diễn biến tâm lý rõ ràng là: tôi nghe thấy có đứa làm truyện đồi bại, tôi thấy ghét nó vl và muốn nó chịu tổn thương. Vì sao muốn nó chịu tổn thương, vì ghét hành động đồi bại của nó. Chứ tôi nghĩ đéo gì đến gia đình nạn nhân- người muốn câu chuyện ít rùm beng nhất để tránh vết sẹo tâm lý cho con trẻ. Và tôi quyết định trở thành luật gia mạng để nêu ra những bản án kịch khung, hay người phán xử online muốn xin tí huyết của tội đồ thông qua comment. Thay vì thống nhất kiến nghị sửa đổi luật lá để có khung hình phạt thích đáng hơn đối với những trường hợp tương tự trong tương lai, tôi quyết định ỉa mẹ lên luật và chửi câu chửi quen thuộc rằng Vn có cả rừng luật nhưng hành xử bằng luật rừng...
Tức là họ - những kẻ đạo đức giả này đang đưa ra 1 cái cớ lọt tai để che đậy bản chất xấu tính của mình bằng cả hình thức chủ động lẫn vô thức. 1 đám đông chê 1 cô người đẹp nào đó ăn mặc hở hang với cớ ko hợp thuần phong mỹ tục - thực chất là đám đó ghen ghét với vẻ đẹp của cô ta nếu là liền bà và ko xơi dc thì chửi, nho còn xanh lắm đối với liền ông. Họ quên mất nhìn lại bản thân trước khi chê bai lên án kẻ khác. Như Chúa Jesus đã nói
"Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." . Ném đá là nghề của chúng tôi he he !
Những thông điệp đạo đức giả này đưa ra hầu hết gắn với ý nghĩa tiêu cực. Nó truyền năng lượng tiêu cực tới những người tiếp xúc, phát tán bởi sự ngu dốt. Kết quả chắc ko phải bàn: hội tiêu cực được hình thành với mục đích chả ra việc đéo gì mà còn ảnh hưởng ko tốt tới những thành viên. Vậy làm thế nào để tránh kết quả xấu này ? Đơn giản thôi, đừng đạo đức giả nữa, hãy suy nghĩ kĩ trước khi phát biểu hoặc tốt nhất là đéo nói , đéo bàn khi chưa nắm rõ câu chuyện. Nhắc lại, hãy suy  nghĩ, hãy suy nghĩ, đừng làm bọn sharemaniac. Đừng nương theo tin thất thiệt, đừng hùa theo đám đông vì tinh hoa, tốt đẹp thường chiếm số ít. Đừng tự lừa dối cảm giác bản thân và hãy quan tâm hơn tới cảm giác của người khác. Thế là hoan hỷ !

You Might Also Like

0 comments

Total Pageviews

Contact Form

Name

Email *

Message *