Chuyện mùa dịch

11:52 PM


Năm 2003, năm thứ 3 đại học, tivi ko có, mạng xh chưa, chỉ chăm luyện counter strike. Hơn 10 năm sau mới biết hồi ấy có dịch SARS gì kinh lắm, chết khối người. 2020 bội thực thông tin trên tivi báo đài, facebook, internet ,... rút ra 1 điều là sự hài lòng với cuộc sống tỉ lệ nghịch với lượng thông tin, kiến thức nhận được. Nhân dịp nghỉ tết kéo dài với lại cũng lâu lười không viết lách gì, nay chém 1 chút về câu chuyện mùa dịch. Cũng phải nói lại rằng gọi là chém nhưng tính hàn lâm trác tuyệt , tuyệt đỉnh chân ngôn của MS là điều đéo phải bàn cãi !
Với con mắt bao quát vĩ mô tới chi tiết cặn kẽ, lấy bừa thuật ngữ Buddhism gọi là Tuệ nhãn, MS phán rằng để bàn tới dịch bệnh cần phân tích tới 2 yếu tố: 1 là cách quản lý- hay cách ứng phó với dịch bệnh của các lãnh chúa, 2- là phản ứng của dân đen ( cộng đồng và cá nhân ) . 2 yếu tố này không thể diễn giải lần lượt vì nó có quan hệ ràng buộc móc xích với nhau, thế nên sau khi phóng đôi mắt tuệ, MS sẽ trình bày lỗn lận sau đây, tùy trình độ hấp thụ của người đọc mà ngẫm, nói chung kệ cụ các bạn.
Ta ko bàn việc dịch bệnh đến từ đâu, việc ấy dành cho những nhà nghiên cứu y tế hoặc viết sử maybe, vấn đề là nó xảy ra rồi nên ứng phó ra sao mới là quan trọng. Với lãnh chúa, việc đất nước của mình xảy ra dịch bệnh giống như cơ thể tự dưng bị nhảy mẹ ra 1 khối u. Với mỗi lãnh chúa sẽ có chủ trương điều trị khác nhau, tùy vào cơ địa, quan niệm mỗi người, thằng vào viện hóa trị, xạ trị, phẫu thuật nhặng lên, thằng đi kiếm lá lẩn, lang Mường tông dật, thằng ở nhà thắp hương cúng Giàng,...Biện pháp phổ biến nhất là vào viện, cơ bản của quá trình này là cô lập và tiêu diệt khối u, nó nảy ra chỗ nào cô lập chỗ đó rồi đồ sát, nếu sự lan rộng quá nhiều thì he he cô lập cả cơ thể ^^. Nói rõ thêm là cái dịch bệnh này nói đúng ra là không chữa được , nó là virus, hết vòng đời của virus mà ông người vẫn chưa teo thì bệnh dứt. Việc chữa chạy chỉ là duy trì và tăng cường hệ miễn dịch, chữa những bệnh phát sinh do virus làm yếu hệ miễn dịch gây ra thôi. Thế nên những người quy tiên do dịch cúm bia này cao tuổi chiếm đa số - vì hệ miễn dịch của họ yếu rồi. Nếu có vắc xin thì lại phải nhắc lại kiến thức phổ thông thì rằng vắc xin là biện pháp phòng ngừa chủ động cho người khỏe chứ ko phải thuốc chữa cho người bệnh. Kết luận: khi nghe thông báo hôm nay chữa khỏi bệnh covid cho bao nhiêu bạn: đấy là láo toét, đúng ra là các bạn ấy đã phục hồi, hay bệnh viện đã hỗ trợ giúp bằng này bạn phục hồi .
PS thông não thêm tí kiến thức thì thuật ngữ Vaccine có nguồn gốc từ chữ Variolae vaccinae (bệnh đậu mùa của bò) do 1 bạn vật lý tay chuyên người Anh phát minh ra từ năm 1798.
Việc cô lập này có tác dụng ngăn chặn việc lây lan nhưng tất nhiên có hậu quả. Cơ thể là 1 khối thống nhất các bộ phận cùng nhau hoạt động, 1 vài anh ngừng hoạt động thì ông người sẽ yếu đi, nếu ngừng toàn bộ giống như bạn nằm nhà ngủ đéo ra đường nữa , ngủ miết vài tuần vài tháng bạn sẽ suy dinh dưỡng do không được ra ngoài hấp thụ vitamin D, bạn sẽ mệt mỏi , sinh ra cáu bẳn đau nhức rồi lại nảy ra bệnh khác,... Việc của lãnh chúa là sẽ phải cân nhắc biện pháp nào, rồi vừa thực hiện vừa điều chỉnh ra sao để cân đối giữa việc chữa chạy khối u và các hậu quả mà nó đem lại. Điều này quyết định sống còn đến sự tồn vong của cơ thể, nên căn bản dân đen chúng ta chả có tuổi đéo gì mà phán lãnh chúa phải làm thế này thế kia, hay lãnh chúa nhà người ta thế này thế nọ,... Vì sao, vì  những "cộng đồng dân tình" hay " cộng đồng mạng" nếu vơ đũa cả nắm là toàn lũ ngu, ko ngu thì đã làm lãnh đạo ! Mình dạo này lại thích đá sang chính trị nên bàn tiếp, vì cộng đồng là lũ kém thông minh nên hùa theo "ý kiến cộng đồng" là điều phải suy nghĩ cho kĩ trước khi xuống tay. 1 ông quan dân túy luôn được lòng dân ở mọi lúc, ở thời bình thì ko có gì để nói nhưng nếu ở thời loạn ( chiến tranh, dịch bệnh) ông quan ấy nếu vẫn nương theo ý dân là hỏng bét. Những ông quan như vậy ở thời loạn chỉ làm việc tuyên truyền chứ ko đưa ra quyết định. Bạn phó thủ tướng đông lào là 1 ông quan dân túy điển hình như vậy, bạn này rất được lòng dân tình, thằng em người quen của MS có vợ mới đẻ đúng dịp dịch bệnh này vì quá hâm mộ nên đặt tên cho thằng cu theo tên bạn phó thủ tướng luôn. MS có nhắc chính trị là chuyện phức tạp , có thể lên voi xuống chó chẳng biết chừng nên đặt tên con theo chính trị gia cũng nên cẩn thận giống như đi xăm tên người yêu vậy, tất nhiên thằng kia đéo nghe =)). Nhìn lại thì ông quan dân túy này xây dựng hình ảnh gần gũi với nhân dân từ xưa nhưng nếu tinh ý thì thấy hầu hết là những việc vô thưởng vô phạt, ko hại đến ai và không quyết định to lớn gì cả. Không như mấy bạn đao to búa lớn trảm nọ trảm kia , dân nghe thì khoái nhưng đụng chạm khối người, kết cục ko thành củi thì cũng bất đắc kì tử. Trong đợt dịch này , tiếng là trưởng ban chỉ đạo nhưng các quyết định đưa ra đều từ người khác, bạn này chỉ thấy họp báo với đưa ra ý kiến, cảm ơn nhân dân ^^. Nếu đúng theo lý thuyết thì đứng đầu 1 ngành quan trọng như y tế phải là 1 người có chuyên môn ( mà cơ bản các ngành các bộ đều cần người có chuyên môn về ngành đó đứng đầu). Cơ mà đây là chính trị ^^ thế nên mới có chuyện người như ông quan này học về kinh tế lại đi phụ trách y tế, chuyên môn ko rõ lại thêm style dân túy thì việc hoạt động của ông quan trọng chỉ là thần thái thôi. Dù sao thì style của ông cũng là 1 style an toàn nên cũng ko vấn đề, dân vẫn yêu ông, chỉ cần đừng đưa ra quyết định gì chiều theo " cộng đồng mạng" là ok. Chắc người như ông cũng thừa hiểu điều đó, MS rằng thì cũng chém gió, nhận xét sự việc hiện tượng thôi, ko dám mang tiếng dạy người giàu tiêu tiền.
Lại nói tiếp việc các lãnh chúa lựa chọn biện pháp chống dịch, người đưa ra quyết định chủ trương cuối cùng là người chịu trách nhiệm cao nhất, và là quyết định từ cá nhân nên chả ai đảm bảo rằng chủ trương hành động ấy là tối ưu nhất. Tất nhiên bố nó lú thì chú nó khôn, lãnh chúa đưa ra quyết định cũng phải dựa trên ý kiến của ban cố vấn. Ở VN thì người quyết định chủ trương chống dịch mà MS thích gọi là chú bé liên lạc bởi câu thơ " cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh " + với team cố vấn dường như làm khá tốt trong việc hạn chế dịch bệnh lây lan. Còn về hiệu quả với kinh tế thì MS đéo dám chắc. Nói về hoạt động của bạn ấy thì MS như đã nói ko có quyền bảo ngta phải làm thế này thế kia,  chỉ chê mỗi khâu ban hành chỉ thị sắc lệnh thôi. Cụ thể 1 chỉ thị đưa và thực thi cần rõ ràng, kèm văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể, tránh việc chung chung ko chính xác, gây nhầm lẫn. Có thể bạn chú bé liên lạc quen với những từ ngữ bóng bảy to lớn như nơi đâu cũng đầu tàu mũi nhọn, chống dịch như chống giặc, dập dịch như cứu hỏa,... (tổng hợp lại có thể so sánh nước ta như quả sầu riêng ( hay mít ) vừa có chiến tranh lại vừa hỏa hoạn, đen đéo chịu được =)) + với bọn cố vấn ko nhắc nhở dẫn đến khi việc dãn cách xã hội được ban bố mỗi nơi hiểu và hành động 1 kiểu, ngăn sông cấm chợ, phong tỏa át xít nhau xảy ra . Rất may là sau đó có hướng dẫn sử dụng được ban bố, thế nhưng đến giờ những kênh thông tin chính thống vẫn dùng từ sai: cách lý xã hội (social isolation) thay vì giãn cách xã hội( social distance). Bản chất của 2 từ cách ly và giãn cách là khác hẳn nhau về ngữ nghĩa cũng như mức độ nghiêm trọng, và việc dùng từ sai như vậy sẽ dẫn đến hiểu và hành động nhầm là điều đương nhiên.
Cái khó ở đây là cân đối việc chống dịch với phát triển kinh tế, và rõ ràng là sẽ ko 1 giải pháp nào toàn vẹn cả. Đến lúc này các bạn nghiên cứu kinh tế sẽ vào cuộc, họ sẽ tính ra điểm tới hạn của quốc gia mình là bao nhiêu. Nói nôm na là nếu ngưng làm việc thì bao lâu bạn chết đói , răng nhe ra. Họ báo lại cho lãnh chúa để lên kế hoạch về thời gian nới rộng hoặc ngừng lệnh cách ly phong tỏa. Tóm lại là họ  phải lên các kịch bản khác nhau, bên y tế cũng vậy, trường hợp xấu nhất thường thấy trong  phim khi dịch bệnh ko thể kiểm soát thì rào mẹ chúng mày lại thả bom ^^. Nơi nào đen là raccoon city thì ráng chịu. Tùy quan niệm, truyền thống, tâm sinh lý sẽ có những lãnh chúa care nhiều hơn tới kinh tế thì việc chống dịch của họ sẽ hời hợt hơn, ví dụ như mấy anh Thụy Điển chẳng hạn. Nhưng hầu hết đều chọn cách vào viện cách ly, kinh tế tính sau. Vậy thì hơn nhau là ở tiềm lực dự trữ và bài toán khôi phục sau dịch. Nó thực sự sẽ là 1 khủng hoảng to lớn nên hãy chuẩn bị tinh thần. Ko phải bi quan nhưng cũng đừng quá lạc quan làm gì. Đừng thấy rằng Vn ít người mắc bệnh mà hậu dịch sẽ tốt đẹp hơn. Để MS chỉ ra 1 số dấu hiệu như này: dấu hiệu nguy hiểm thứ nhất là các gói hỗ trợ của lãnh chúa đưa ra. Khoảng mấy nghìn tỏi gì đó nhiều số 0 quá ko nhớ được. Tiền này đâu ra ? Lãnh chúa bảo mình có máy mình in ra thôi. Thế thì dăm cái gói hỗ trợ này ko dẫn tới lạm phát cứ chặt mẹ đầu MS đi. Giá cả các cái sẽ tăng vc cho mà xem. 2 là : lãnh chúa chả bao giờ bỏ không tiền ra từ thiện bao giờ, tiền bỏ ra này các bác ý sẽ thu lại cho bằng hết. Thu bằng cái gì ? Khó khăn thì thuế sẽ ko tăng nhưng thay vào đó sẽ là tận thu. Sẽ có các luật lệ mới đặt ra, những dự thảo do các bộ ngành tấu lên để rút sạch tiền trong túi quý vị. Ví dụ như luật éo gì tháng 7 này bắt ngân hàng công khai thu chi qua tài khoản, các bạn bán hàng online chốn thuế cứ coi chừng. Những bạn thuộc diện vỗ béo sẽ bị đem ra thịt, nhìn như tướng cướp bạch hải đường quê thái bìn đang lên thớt thì rõ. Bao năm hành nghề thảo khấu lộng hành chắc chắn ai cũng biết nhưng chả phải ngẫu nhiên mà giờ này dính đạn. Sẽ có người lý luận là bao năm ngta cũng cúng tiến đầy đủ nên ko sao , giờ đen bị bọn báo chí nó vạch ra thôi. Quên mẹ đi , lúc cần thịt thì mình thịt thôi, để cái nhà cho thuê lấy tiền hàng tháng bao lâu cho lại với bán quách nó đi !
Có vẻ hơi sa đà vào âm mưu nên chốt là hãy cẩn thận chuẩn bị tinh thần cho thời điểm khó khăn, giờ bàn qua chuyện khác. Nói tới hậu quả của bệnh dịch gây ra thì ngoài nhân mạng và kinh tế sụt giảm có cái nguy hiểm hơn nữa . Đó là dịch bệnh làm phơi bày những yếu điểm của hệ thống xã hội, của hạ tầng kinh tế, của ý thức cộng đồng, đến tận cấp độ cá nhân nó làm con người ta bộc lộ rõ nét những thói xấu, những nỗi sợ hãi nguyên thủy nhất. Những yếu điểm của hệ thống có thể dễ nhận thấy như kinh tế phụ thuộc nhiều vào trung quốc, cơ sở vật chất dành cho y tế ko đủ đáp ứng cho tình trạng dịch lan rộng, ý thức phòng bệnh của dân tình còn kém,... Cái mà Ms thấy thú vị là nhìn vào phản ứng của con người. Tâm lý chung khi 1 biến cố quy mô lớn xảy ra đó là lo sợ , sợ lây bệnh, sợ thiếu dự trữ,... nỗi sợ ấy đa dạng, nhiều mức có thể dẫn tới tình trạng hoảng loạn, mất kiểm soát nếu tình hình trở nên nghiêm trọng. Hiểu về bản chất : cái mà các lãnh chúa sợ đó là sợ ko kiểm soát được dân chúng, mạnh thằng nào thằng ấy lo, ko còn kỉ cương pháp luật nữa chứ ko phải lo bao nhiêu người mắc bệnh, bao nhiêu người tử vong. Tuy nhiên cũng có trường hợp  theo thuyết âm mưu rằng lãnh chúa sẽ chủ động tạo ra biến cố hoặc lợi dụng biến cố như 1 phương pháp quản lý xã hội đặc biệt.  Có 1 thuyết được các đạo diễn hay các nhà văn ưa thích ấy là xã hội này, đất nước kia , thậm chí cả thế giới này đã ko còn trong sạch. Kiểu như con người tội lỗi quá nhiều nên những biến cố lớn xảy ra có thể do tự nhiên , có thể do cá nhân nào đó như Thanos đứng lên búng tay gây ra nhằm mục đích thanh tẩy xã hội. Thực tế hơn chút thì lợi dụng biến cố này để tiêu trừ những bộ phận ko mong muốn. Ví dụ những bộ phận nghèo đói , tệ nạn được coi như gánh nặng xã hội, nhân dịp bệnh dịch ta sẽ té nước theo mưa rút ống thở cho đội này mà ko mang tiếng...Kể lằng nhằng ra vậy để làm gì, để hiểu rằng tâm lý con người trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm sẽ nảy sinh ra khá nhiều những suy nghĩ kì lạ, tiêu cực bên cạnh nỗi sợ hãi. Đầu tiên là khả năng phân tích của chúng ta kém đi trong khi khả năng tưởng tượng ( về những cái tiêu cực ) lại tăng lên. Bên cạnh đó là mối quan hệ giữa người với người xấu đi đồng thời những tính xấu như ích kỷ ghen ghét , hóng hớt lại được dịp phát triển. Tất nhiên không phải ko có những tâm lý tích cực, những tình cảm yêu thương con người nhưng MS tin rằng đó chỉ là những con số nhỏ khi đem so sánh với những thứ tiêu cực nói trên. Nói chung hầu như bạn chỉ lạc quan đc trong thời điểm này nếu 1- bạn đầy đủ tích lũy vật chất cũng như tinh thần từ trước  2- bạn thuộc týp người sống đến đâu thì đến, vô lo vô nghĩ.
Để giảng vào chi tiết: chúng ta biết tới dịch bệnh và sợ nó là từ thông tin truyền thông. 1 thông tin dạng khủng hoảng gây tâm lý lo sợ sẽ làm khả năng phân tích thông tin bị nhiễu loạn. Mà cơ bản thông thường người ta có xu hướng ấn tượng tin tưởng vào những thông tin xấu , dạng cướp giết hiếp,tai nạn, bệnh tật hơn là những tin tốt. Vậy nên tin tức về bệnh dịch có pha tạp tin thất thiệt họ cũng mặc nhiên chấp nhận mà ko mảy may suy nghĩ đúng hay sai. Lại kể 1 thằng e nữa của MS, đợt đầu tháng 3 tự dưng 1 hôm lên thông báo đóng cửa quán cà phê của nó mấy hôm vì lý do " ngày tới phun thuốc khử trùng khu vực bằng máy bay " =)). Ms hỏi nó mày nghe ở đâu, tin làm đéo gì cái đấy. Nó bảo tin từ bên gì em báo mà gì em làm bên y tế nên chắc chắn chuẩn, còn có cả danh sách các khu vực , các phường bị phun thuốc trên file excel cơ. Đéo nhịn dc cười Ms bẩu thế mai lúc nào máy bay rải thuốc mày cố chụp cho anh xem cái ảnh, đời anh chưa dc thấy máy bay phun thuốc trong thành phố bao giờ. Nếu chịu khó phân tích có thể dễ dàng nhận thấy đây là tin đểu, chả ai đi làm cái việc phun thuốc = máy bay cả vì nó lãng phí, và đông lào thì đéo đủ trình cả về kỹ thuật cho những việc như thế, virus với người mà nó làm cứ như muỗi ấy ^^. Các bạn ấy ko chịu tìm hiểu những cái đáng tìm hiểu vì đầu óc lú cmnr. Ví dụ cái đơn giản như tại sao tên virus nó như vậy , Ms tin chắc nhiều người cứ hát cố rô na cố rô na mà ko biết cái tên từ đâu. Tiện thể thông luôn nó là 1 chữ latinh mà trong tiếng anh nghĩa là crown - vương miện. Do hình thù con virus này có nhiều gai tua tủa như những mũi nhọn trên vương miện nên người ta gọi nó như thế. Óc phân tích là như thế còn tại sao nói trí tưởng tượng lại phát triển ? Vì minh chứng là những thông tin bố láo chỉ trong 2 tháng nhiều hơn cả mấy năm cộng lại. Có sự tưởng tượng thăng hoa nên các bạn tha hồ sáng tác. Các nhà sáng tác này gồm 2 loại, 1 loại có ý đồ chủ động bịa tạc để triệt hạ kẻ khác hay mưu đồ cá nhân( nghe giống lãnh đạo âm mưu ở trên nhở), 1 loại là do ngu : nghe ngóng đâu đây câu được câu mất liền thêm tí mắm muối magi rồi tung lên hay chia sẻ những tin rác đặng câu view nhằm thỏa mãn mấy tầng trên của tháp nhu cầu. Loại ngu này thì nhiều ko đếm xuể, đủ mọi tầng lớp , kể cả những bạn nổi tiếng hay có địa vị . Tên tuổi ko đi kèm với trí khôn là vậy đấy.
Tiếp theo nói về mối quan hệ giữa người với người. 1 dịch bệnh lớn thế này sẽ làm thay đổi suy nghĩ, cách hành sử, mối quan hệ cũ thành 1 thứ hoàn toàn mới. Ms có nuôi 1 ít cá cảnh, giống cá 7 màu ( guppy) , giống này đẻ nhiều, có thời điểm bể cá lên ngót nghét 200 con. Ai nuôi cá cảnh sẽ biết ko tránh được bệnh tật, và toàn là bệnh có khả năng lây lan vì lũ cá sống trong cùng 1 môi trường nước. Ms để ý rằng những con cá bị bệnh hay bị những con khỏe mạnh xua đuổi , cắn ko cho lại gần. Con người trong bệnh dịch cũng vậy. Người bị bệnh chính ra mới là kẻ thiệt thòi nhất nhưng hãy để ý xem tất cả những lời an ủi, kêu gọi ủng hộ từ cộng đồng là nhắm tới đội ngũ chữa chạy và hỗ trợ, tới cơ quan quản lý, tới ông quan dân túy kia. Thề MS chưa nghe thấy 1 câu xót thương nào dành cho người bệnh, có chăng he he chỉ có chửi. Đợt cô bệnh nhân đéo phải quê Thái Bìn mà tự dưng có nickname 17 bị tổng xỉ vả kia là 1 ví dụ. Ko ai muốn mắc bệnh và lây cho người khác, trong trường hợp bạn 17 kia có thể đáng trách nhưng ko có nghĩa là sỉ nhục đòi ăn thịt như vậy. Ms còn nhớ trên group nào đó khi đăng ảnh các bệnh nhân phục hồi còn có mẹ hùng hổ vào hỏi con 17 là con nào trong ảnh cho tôi xin thông tin để xử lý, Ms vào cmt rất lịch sự rằng xin lỗi dám hỏi phải chăng chị là người nhà bệnh nhân F1 của cô ta muốn báo thù thực thi công lý ? Chính vì cách ứng xử như vậy nên dễ hiểu tại sao có người dấu diếm tình trạng bệnh tật hay lộ trình cá nhân. Ý thức kém ư ? Có thể nhưng ít thôi, do họ sợ bị cộng đồng xa lánh ghét bỏ, sợ bị cắt tiết online, sợ bị lũ vô học trên mạng đòi quan hệ với mẫu thân,...Ai gặp hoàn cảnh đó cũng sẽ có suy nghĩ như vậy thôi. Nếu bạn đã xem phim dịch cúm ( the  flu)  của Hàn xẻng chắc nhớ chi tiết cô bác sĩ che giấu việc con gái mình bị bệnh ra sao, là 1 chi tiết tưởng tượng trong 1 bộ phim tưởng tượng nhưng nó phản ánh rất chính xác tâm lý con người. Cái mà Ms muốn nói ở đây là mối quan hệ xã hội sẽ trở nên xa cách ko phải bởi lệnh được ban bố mà do suy nghĩ của chúng ta thay đổi. Xa cách xã hội là ko tốt cho con người vì nền tảng của những mối quan hệ tốt là sự tiếp xúc gần. Thay vì gặp mặt trực tiếp nhìn thấy ánh mắt nụ cười thật, những cái bắt tay hay những cái ôm ( phương tây) là cái khẩu trang ( tệ hơn nữa là khẩu trang giống nhau như khẩu trang y tế), là những like share khiến ta ảo tưởng về mối quan hệ rộng hay tầm ảnh hưởng của mình. Ah mà chắc chắn có bạn sẽ bật kiểu như ko giãn cách mà để lây bệnh thì răng, Ms ko có nghĩa vụ phải giải thích cho lũ có vấn đề về đọc hiểu như vậy.
Đó là quan hệ xã hội, còn quan hệ trong gia đình thì sao. Nhiều người nói thời gian này chợt nhận ra tầm quan trọng, sự gắn kết của các thành viên trong gia đình. Cái này có lẽ đúng nhưng chỉ 1 phần. Nếu kéo dài thời gian nằm nhà thêm nữa thì câu chuyên lại trở lại ý Ms nói ở trên là chỉ đúng với những người có tích lũy đầy đủ vật chất và tinh thần từ trước. Đơn giản là cứ ngồi 1 chỗ ko làm ra tiền , thậm chí còn mất tiền thêm thì bạn ko giữ được suy nghĩ yêu thương mãi đâu. Ko phải vô lý mà báo cáo ở nhiều nước cho thấy tỉ lệ bạo lực hay xung đột gia đình tăng cao trong những ngày này. Nói thì mang tiếng toàn bàn đến chuyện xấu mí lại tiêu cực nhưng thực tế là như vậy. Để tự nhủ bản thân cố gắng ko lâm vào tình trạng đó, để suy tính rằng ah đây là 1 màn xóa cờ chơi lại từ đầu. Mọi hành động ko tốt bây giờ sẽ để lại hậu quả sau khi dịch bệnh kết thúc, các bạn nhìn xa trông rộng hãy ngẫm xem : trong lúc hoạn nạn cư xử tử tế với người bị nạn ắt sau này có lợi và ngược lại. Vì sao Vn bé bằng mắt muỗi, nền tảng y tế thuộc dạng trung bình kém mà còn ủng hộ trang thiết bị phòng dịch cho Mĩ, cho Trung Quốc. Tại sao du khách nước ngoài được cách ly ở resort, khách sạn 4,5 sao trong dân ta zô trại lính. Ms bẩu kể cả trong nước có thiếu vẫn phải ủng hộ bọn ngoại bang to lớn, du khách nước ngoài có chửi bới điều kiện cách ly kém cũng phải vui vẻ xin lỗi. Để làm gì thì lũ gân cổ lên chửi bới , thắc mắc ngu xuẩn chắc chắn ko thể thông não được.
Còn gì nữa nhỉ, nghĩ ra cái gì thì bổ sung sau vậy. Cũng chỉ là luyên thuyên dăm ba cái chuyện dịch nhân lúc nhàn cư, cần đéo gì đầy đủ hay sắp xếp cho xuôi tai thuận mắt , nhỉ ?


You Might Also Like

0 comments

Total Pageviews

Contact Form

Name

Email *

Message *