Kinh nghiệm gửi chuyển phát nhanh Viettel
4:43 PM
Bài viết " Kinh nghiệm chuyển phát nhanh bưu điện" được MS viết cách đây khá lâu tuy nhiên số lượng người theo dõi vẫn liên tục cập nhật. Vì lý do ko đủ thời gian để trả lời mọi câu hỏi của các bạn nên MS quyết định bổ sung thêm bài viết " Kinh nghiệm chuyển phát nhanh Viettel ".
Bài viết này là câu trả lời khá đầy đủ cho các thắc mắc từ ngô nghê đến semi prồ mà MS tổng kết lại từ bài trước. Nó sẽ cung cấp các khái niệm , các kinh nghiệm và tips để phục vụ việc gửi chuyển phát qua Viettel post nói riêng cũng như nhiều đơn vị chuyển phát khác nói chung. Tất nhiên đối tượng hướng đến là những newbie, đang tìm hiểu việc chuyển phát , hoặc mới gửi đồ vài lần và dính phốt. Các bạn gửi hàng pro thì ko dám múa rìu qua mắt Lý Quỳ. Phần lớn ở đây ( qua các câu hỏi MS nhận đc ) là các bạn bán hàng online , phải gửi nhiều lần và tới nhiều địa chỉ trên toàn quốc, chứng tỏ tinh thần con buôn của chúng ta ngày càng phát triển. Hiện giờ xu hướng công chức bán thêm online, thậm chí thất nghiệp bán hàng online ( mà ngta gọi bằng khởi nghiệp) càng ngày càng rầm rộ. Có đứa lại chép miệng ôi cái dân tộc này chả sản xuất ra cái đéo gì nên hồn chỉ chăm buôn bán. Tổ sư các bạn, cái gì mình ko giỏi thì làm cũng ăn thua dek gì, giỏi buôn thì cứ buôn, ko giỏi thì cũng đc kinh nghiệm, đc ăn cả ngã ăn l*l =)). Ít nhất đó cũng thể hiện tính chủ động, ko dựa dẫm thụ động. Và nói trước bài viết này khá dài , ko dành cho những bạn lười đọc và lười tìm hiểu !
Lan man 1 chút, giờ quay lại vấn đề chính . Đầu tiên các bạn cần ghi nhớ 2 điều căn bản nhất:
1- Chất lượng dịch vụ của tất cả các bọn chuyển phát lớn hay nhỏ, có tên tuổi hay ko ở VN, đều bố láo hoặc đến 1 lúc nào đó sẽ bố láo như nhau. Điều quan trọng là cách xử lý khi gặp vấn đề như vậy thôi.
2- Thứ 2 do lường trước khả năng như vậy nên bạn cần phải thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản hoặc các cam kết chắc chắn. Và nên nhớ " lần nào giao dịch cũng như lần đầu " - câu này MS học lỏm dc từ 1 nhân vật chuyên đào tạo và hướng dẫn việc làm ăn với dân Tàu. Bọn chuyển phát này ko khác gì con buôn Tàu khựa: có thể 1 ,2 lần đầu tử tế nhưng chủ quan mất cảnh giác với các bạn í là kiểu gì cũng có lúc ăn cứt ngay !
Cũng giới thiệu thêm với các bạn rằng kiến thức này MS lấy ở đâu ra: Từ bài viết đầu tiên : toi-ghet-ems-viet-nam khi cũng là 1 newbie tính tới thời điểm này MS đã sử dụng vô số các đơn vị chuyển phát với số lượng đơn hàng chuyển đi ko thống kê dc hết. Có thời điểm tiền COD bưu cục Viettel sử dụng khi đó trả lại cho MS còn nhiều hơn doanh số của tất cả các khách hàng khác cộng lại. Hiện tại MS đang sử dụng đồng thời cả vnpost, viettel post và 1 đơn vị ship hàng nội thành nữa. Đã từng gặp vô số phốt với lũ chuyển phát, khéo giảm thọ vì bực mình nên MS tự tin có thể cung cấp những kiến thức cần thiết cho các bạn.
Giới thiệu tiếp theo là về Viettel post - chuyển phát viettel. Tiền thân thuộc tập đoàn viễn thông Quân đội, là đơn vị lớn thứ 2 sau Vnpost - mặc dù các bạn ấy hay chém là có mạng lưới rộng nhất cả nước nhưng tuổi đéo gì so sánh đc với hệ thống bưu cục bưu điện khắp ngang cùng ngõ hẻm. Có thể đó là tham vọng của họ giống như việc phủ sóng viettel đã vượt qua các ông lớn vinaphone, mobi phone với số lượng cột Bts đông vc. Tuy nhiên việc phủ mạng lưới bưu cục ko đơn giản như phủ sóng điện thoại. Đến đầu năm 2016 ( hoặc sớm hơn) viettel post chính thức tách khỏi tập đoàn để trở thành 1 đơn vị độc lập dù vẫn dc mang cái tên vịt teo. Doanh nghiệp này hiện tại phần lớn cổ nằm trong tay 1 cty Nhật, nói cách khác là bọn Nhựt Bổn mua lại viettel post.
Tưởng rằng nằm trong tay người Nhật, với các công cụ và kinh nghiệm quản lý made in Japan thì chất lượng phục vụ của viettel post sẽ vượt trội, xưng bá võ lâm Vn. Thực tế chắc là các bạn Nhật kia chỉ bỏ tiền mà ko tham gia quản lý hoặc quản lý ko được , vì nhân công , ý thức vẫn made in VN. Mà dân mình thì khó bảo thành truyền thống rồi. Do đó nếu nói về chất lượng dịch vụ chuyển phát của VT thì nói như 1 trào lưu bây giờ là tôi sẽ để ảnh lại đây và đéo nói gì thêm !
Bài viết này là câu trả lời khá đầy đủ cho các thắc mắc từ ngô nghê đến semi prồ mà MS tổng kết lại từ bài trước. Nó sẽ cung cấp các khái niệm , các kinh nghiệm và tips để phục vụ việc gửi chuyển phát qua Viettel post nói riêng cũng như nhiều đơn vị chuyển phát khác nói chung. Tất nhiên đối tượng hướng đến là những newbie, đang tìm hiểu việc chuyển phát , hoặc mới gửi đồ vài lần và dính phốt. Các bạn gửi hàng pro thì ko dám múa rìu qua mắt Lý Quỳ. Phần lớn ở đây ( qua các câu hỏi MS nhận đc ) là các bạn bán hàng online , phải gửi nhiều lần và tới nhiều địa chỉ trên toàn quốc, chứng tỏ tinh thần con buôn của chúng ta ngày càng phát triển. Hiện giờ xu hướng công chức bán thêm online, thậm chí thất nghiệp bán hàng online ( mà ngta gọi bằng khởi nghiệp) càng ngày càng rầm rộ. Có đứa lại chép miệng ôi cái dân tộc này chả sản xuất ra cái đéo gì nên hồn chỉ chăm buôn bán. Tổ sư các bạn, cái gì mình ko giỏi thì làm cũng ăn thua dek gì, giỏi buôn thì cứ buôn, ko giỏi thì cũng đc kinh nghiệm, đc ăn cả ngã ăn l*l =)). Ít nhất đó cũng thể hiện tính chủ động, ko dựa dẫm thụ động. Và nói trước bài viết này khá dài , ko dành cho những bạn lười đọc và lười tìm hiểu !
Lan man 1 chút, giờ quay lại vấn đề chính . Đầu tiên các bạn cần ghi nhớ 2 điều căn bản nhất:
1- Chất lượng dịch vụ của tất cả các bọn chuyển phát lớn hay nhỏ, có tên tuổi hay ko ở VN, đều bố láo hoặc đến 1 lúc nào đó sẽ bố láo như nhau. Điều quan trọng là cách xử lý khi gặp vấn đề như vậy thôi.
2- Thứ 2 do lường trước khả năng như vậy nên bạn cần phải thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản hoặc các cam kết chắc chắn. Và nên nhớ " lần nào giao dịch cũng như lần đầu " - câu này MS học lỏm dc từ 1 nhân vật chuyên đào tạo và hướng dẫn việc làm ăn với dân Tàu. Bọn chuyển phát này ko khác gì con buôn Tàu khựa: có thể 1 ,2 lần đầu tử tế nhưng chủ quan mất cảnh giác với các bạn í là kiểu gì cũng có lúc ăn cứt ngay !
Cũng giới thiệu thêm với các bạn rằng kiến thức này MS lấy ở đâu ra: Từ bài viết đầu tiên : toi-ghet-ems-viet-nam khi cũng là 1 newbie tính tới thời điểm này MS đã sử dụng vô số các đơn vị chuyển phát với số lượng đơn hàng chuyển đi ko thống kê dc hết. Có thời điểm tiền COD bưu cục Viettel sử dụng khi đó trả lại cho MS còn nhiều hơn doanh số của tất cả các khách hàng khác cộng lại. Hiện tại MS đang sử dụng đồng thời cả vnpost, viettel post và 1 đơn vị ship hàng nội thành nữa. Đã từng gặp vô số phốt với lũ chuyển phát, khéo giảm thọ vì bực mình nên MS tự tin có thể cung cấp những kiến thức cần thiết cho các bạn.
Giới thiệu tiếp theo là về Viettel post - chuyển phát viettel. Tiền thân thuộc tập đoàn viễn thông Quân đội, là đơn vị lớn thứ 2 sau Vnpost - mặc dù các bạn ấy hay chém là có mạng lưới rộng nhất cả nước nhưng tuổi đéo gì so sánh đc với hệ thống bưu cục bưu điện khắp ngang cùng ngõ hẻm. Có thể đó là tham vọng của họ giống như việc phủ sóng viettel đã vượt qua các ông lớn vinaphone, mobi phone với số lượng cột Bts đông vc. Tuy nhiên việc phủ mạng lưới bưu cục ko đơn giản như phủ sóng điện thoại. Đến đầu năm 2016 ( hoặc sớm hơn) viettel post chính thức tách khỏi tập đoàn để trở thành 1 đơn vị độc lập dù vẫn dc mang cái tên vịt teo. Doanh nghiệp này hiện tại phần lớn cổ nằm trong tay 1 cty Nhật, nói cách khác là bọn Nhựt Bổn mua lại viettel post.
Tưởng rằng nằm trong tay người Nhật, với các công cụ và kinh nghiệm quản lý made in Japan thì chất lượng phục vụ của viettel post sẽ vượt trội, xưng bá võ lâm Vn. Thực tế chắc là các bạn Nhật kia chỉ bỏ tiền mà ko tham gia quản lý hoặc quản lý ko được , vì nhân công , ý thức vẫn made in VN. Mà dân mình thì khó bảo thành truyền thống rồi. Do đó nếu nói về chất lượng dịch vụ chuyển phát của VT thì nói như 1 trào lưu bây giờ là tôi sẽ để ảnh lại đây và đéo nói gì thêm !
Những ảnh trên và những ảnh khác rải rác trong bài viết này là ảnh MS chụp màn hình lại các review trên các fanpge viettel post từ các page của bưu cục địa phương đến tổng cty. 100% các review ở đây đến từ các nạn nhân có nợ máu với Vt khi trải nghiệm dịch vụ của họ, do gặp phốt ko biết chửi ở đâu nên search mạng thấy đâu có page viettel là vào xả giận. Duy nhất page chính thức ( official ) thì tắt chức năng review ko thì cũng sml với dân tình ngay đéo phét.
Mặc dù vậy nhưng ko có nghĩa là ko nên sử dụng viettel post vì của đáng tội như đã nói các bạn chuyển phát đều lởm như nhau cả thôi mà hàng thì vẫn phải chuyển. Vậy nên MS sẽ bắt đầu phân tích từ chính người sử dụng dịch vụ ( MS sẽ bỏ qua các bạn đóng vai trò người nhận hàng mặc dù những review cay cú về thái độ nhân viên giao hàng của VT ko phải ít ).
- Bạn muốn gửi chuyển phát hàng hóa > Bạn xác định số lần chuyển trong 1 tháng. Bán kính giao hàng :nội thành nơi bạn kinh doanh hay cả ngoại tỉnh , toàn quốc... Nếu bạn chỉ gửi quanh địa điểm khu vực của bạn thì hãy quên đi các ông VT hay bưu điện mà hãy chọn ngay 1 đơn vị vận chuyển địa phương hoặc tự ship nếu đủ nhân lực hay sức khỏe. Nếu chuyển cả ngoại tỉnh thì bạn có thể chia ra tuyến huyện và tuyến thành phố. Chọn 1 đơn vị có chi nhánh tại hầu hết các thành phố như kerry, 24h, giaohangtietkiem,....phụ trách tuyến thành phố. Vùng xâu vùng xa giao cho bưu điện hoặc viettel. Hoặc nếu sợ ko quản lý dc thì bạn chọn 1 trong 2 đại ca ấy phụ trách tất cả các tuyến đều dc. Lý do vì nếu bạn chọn các đơn vị khác mà gửi về tuyến huyện thì họ lại đem đồ của bạn gửi lại qua viettel hoặc bưu điện thôi. Thời gian vận chuyển là 1 yếu tố quan trọng khi kinh doanh online . Nếu bạn gặp trường hợp ntn thì 3 máu 6 cơn ko lên mới lạ, tỉ lệ ko thành công của những đơn hàng phát chậm là rất lớn. Mỗi ngày giờ trôi qua mà chưa nhận dc hàng đặt thì lòng yêu thích của người mua càng " nguội " đi rõ rệt.
- Nếu bạn bán được hàng , kiểu gì bạn cũng sẽ nghĩ tới việc mở rộng quy mô : tăng bán kính bán hàng, thêm nhiều sản phẩm nữa, hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại để bán nhiều hơn. Tất cả đều dẫn đến số lượng chuyển hàng sẽ tăng lên, Điều ấy đòi hỏi việc kêt hợp chặt chẽ và khoa học hơn với bên vận chuyển để giảm thiểu tỉ lệ đơn hoàn ...
- Phần lớn khách hàng trong nước ưa sử dụng dịch vụ COD ( cash on delievery): thanh toán trực tiếp với nhân viên giao hàng sau khi nhận hàng. Bạn có sử dụng dịch vụ đó của bên chuyển phát không ?
Tổng hợp lại có thể đưa ra 1 phác họa chân dung điển hình: bạn đã hoặc sắp cần vận chuyển đồ ( bán hàng ) với số lượng ( quy mô) tăng dần đi khắp mọi miền tổ quốc, có sử dụng dịch vụ COD của bên chuyển phát,...Vậy bạn cần làm gì , cần chuẩn bị những gì cho khâu vận chuyển đó ?
Dừng lại 1 chút để đưa MS đưa ra chút so sánh giữa 2 đơn vị bưu điện và viettel, do khá nhiều bạn băn khoăn khi lựa chọn giữa 2 đơn vị này:
- Bưu điện mạng lưới rộng hơn, giá cước thấp hơn Viettel 1 chút. LƯU Ý về cước vận chuyển: Nếu bạn muốn khách hàng trả cước phí vân chuyển thì đối với viettel đơn giản hơn: chỉ cần yêu cầu, hoặc viết lên vận đơn " Người nhận thanh toán cước phí". Với bưu điện thì phức tạp hơn vì họ ko có dịch vụ ấy, họ sẽ yêu cầu bạn ứng tiền ra trước và dùng dịch vụ thu lại tiền vận chuyển, khi đó khách hàng sẽ chịu 2 loại phí: 1 là cước vận chuyển, 2 là phí thu tiền vận chuyển. Sau khi chuyển phát thành công bạn sẽ ra bưu điện nhận lại số tiền ứng ra đó.
- Viettel đỡ khó khăn hơn trong khâu chuẩn bị, gói bọc hàng hóa.
- Dịch vụ phát hàng : hên xui như nhau
- Dịch vụ nhận hàng : Viettel dường như chú trọng hơn đến việc khai thác khách hàng. Vnpost gần đây do áp lực kinh doanh cũng có thay đổi nhưng vẫn kém hơn.
- Vì áp lực mở rộng, nhân sự của viettel hay biến động , hôm nay bạn có thể làm việc với người này, mai lại có thể bị thay bằng người khác, điếu biết đường nào mà lần.
- Một số hàng vận chuyển dạng bột hay dạng nước thì Viettel không chuyển được qua đường hàng không - Vnpost chuyển được, tất nhiên với điều kiện bạn không phải khách hàng lẻ.
- Một số hàng vận chuyển dạng bột hay dạng nước thì Viettel không chuyển được qua đường hàng không - Vnpost chuyển được, tất nhiên với điều kiện bạn không phải khách hàng lẻ.
Tùy vào nhu cầu của bạn có thể chọn bọn nào cũng được, cái quan trọng là các khâu sau khi kết hợp làm việc với họ:
1- Làm hợp đồng: Nếu bạn chuyển hàng nhiều lần, việc ký kết hợp đồng là bắt buộc nếu muốn kiểm soát hợp lý. Bạn chỉ cần CMT và 1 tài khoản ngân hàng, sau đó tìm hiểu bưu cục của đơn vị vận chuyển mà bạn muốn làm việc và đến đăng ký, Ở đây bạn có thể đến trực tiếp bưu cục đó hoặc gọi cho nhân viên kinh doanh của họ nếu muốn, tuy nhiên lời khuyên đưa ra là bạn nên tới trục tiếp ít ra 1ần để biết vị trí bưu cục sẽ nhận hàng của mình . Trường hợp bạn đã bán nhiều ( vận chuyển nhiều) thì bằng cách nào đó nhân viên kinh doanh của họ sẽ tìm đc số đt của bạn và mời chào sử dụng dịch vụ.
Cần nói rõ hơn tại sao phải chọn bưu cục ở đâu, tại sao ko chọn quách cái ở gần chỗ mình ? Lý do vì quy trình vận chuyển hàng hóa của các đơn vị chuyển phát như sau: Hàng hóa nhận được ( bạn đến gửi trực tiếp ở bưu cục hoặc yêu cần nhân viên bưu cục đến lấy hàng ở chỗ bạn ) sẽ được nhập thông tin vào hệ thống , phân loại , sau đó chuyển tới các kho trung gian ở địa phương của bạn ( họ gọi là các trung tâm khai thác) , ở đó hàng hóa lại được phân loại lần nữa theo địa điểm người nhận rồi chuyển đi đến các trung tâm khai thác ở địa phương người nhận, Từ Trung tâm khai thác phân về các bưu cục gần nhất với địa chỉ người nhận , bưu cục phân công cho bưu tá thường xuyên chạy tuyến đó đi phát. Vấn đề là khi nhận hàng ko phải tất cả các bưu cục đều được xử lý hàng hóa ở kho trung gian như nhau, Ví dụ, cùng 1 mặt hàng, cùng số lượng gửi nhưng khi MS gửi bưu cục Viettel ở Bách Khoa thì thời gian xử lý ở kho trung gian nhanh hơn ít nhất là 2 ngày so với 1 bưu cục khác ở Trần Khát Chân gần hơn, Điều này có thể giải thích bởi số lượng hàng hóa vận chuyển 1 ngày rất nhiều, khi xử lý phân loại ở trung tâm khai thác người ta phải làm lần lượt , và sẽ có bưu cục được ưu tiên xử lý trước, bưu cục khác được xử lý sau dẫn đến thời gian chậm trễ hơn.Vì vậy chọn bưu cục gần chỗ của bạn thì có khi chỉ nhanh được hơn chút khi đưa hàng đến bưu cục chứ chưa chắc tổng thời gian xử lý để gửi hàng đi đã nhanh hơn. Cái này bạn cần theo dõi , nếu thời gian xử lý lâu quá hãy đổi bưu cục khác.
Hợp đồng ký kết như nào ? Một điều hết sức buồn cười là hầu hết mọi người đều chủ quan ko tìm hiểu hợp đồng giấy tờ , thậm chí cả bên cung cấp dịch vụ như Viettel luôn. Bạn có thể nhìn qua 1 hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyển phát, vói thư pháp vl của nhân viên kinh doanh VT như sau:
Thường người ta sẽ đưa cho bạn 1 hợp đồng mẫu tầm 3,4 trang A4, bạn điền họ tên CMT, tài khoản, đọc lướt vớ vẩn, ký roẹt phát xong ! Kể từ đó chả bao giờ sử dụng đến hợp đồng nữa. Trong khi những hợp đồng như vậy thiếu nhiều, thậm chí rất nhiều nội dung, chủ yếu là liên quan đến phương thức làm việc và quan trọng là cách xử lý tình huống vi phạm hợp đồng, cái đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi kinh tế của bạn nên tuyệt đối ko đc coi thường. Những thông tin đưa ra trong hợp đồng mẫu ấy toàn những thứ chung chung, kiểu như chất lượng dịch vụ thì theo cam kết của Viettel nhưng chả biết cam kết ở đâu, thế nào. Hay bồi thường thiệt hại thì theo cam kết của tổng cty tại thời điểm phát sinh tránh nhiệm bồi thường ??? Chỉ có việc ko chịu trách nhiệm khi ko chuyển được hàng do những lỗi của người gửi thì họ ghi rõ lắm, ngoài ra nếu lỗi của bên vận chuyển thì lại xử lý ỡm ờ chung chung. Đến khi vấn đề xảy ra thì căn cứ để xử lý là cái hợp đồng thì đem ra chả có ý nghĩa gì, vì có rõ ràng đâu, thậm chí còn ko thèm đưa ra nữa, việc bồi thường khiếu nại cứ thể dây dưa kéo dài , hết sức mệt mỏi và khó chịu.
Để đưa ra 1 hợp đồng chặt chẽ không khó nếu bạn hiểu rõ đầy đủ các khâu làm việc, nếu bạn chưa rõ MS sẽ liệt kê sau đây các nội dung cần thiết. Tuy nhiên cũng phải nói trước: 1 hợp đồng " rắn " có thể khó được bên cung cấp dịch vụ chấp nhận nếu bạn chưa chứng minh được số lượng sử dụng dịch vụ của mình ( số lượng đơn hàng gửi đi / tháng). Nếu ở trường hợp đã bán được nhiều và nhân viên kinh doanh của họ đã điều tra được khả năng bán hàng của bạn thì ko nói làm gì, còn nếu bạn là người chủ động đặt vấn đề với họ thì có thể đưa ra 1 con số cam kết như kiểu : tôi gửi khoảng 1000 đơn 1 tháng,...con số là do bạn dựa trên kinh nghiệm hoặc tính toán kì vọng kinh doanh của bản thân. Qua đó đàm phán yêu cầu chấp thuận 1 phần hoặc tất cả những điều khoản của mình đưa ra. Nếu chưa chấp nhận được hết thi sau này nếu sô lượng vận chuyển tăng ( tưc là bạn kinh doanh tốt) bạn hoàn toàn có thể yêu cầu họ thêm phụ lục hợp đồng chấp nhận những đòi hỏi thêm của bạn.
Đây là danh mục những nội dung cần bổ sung làm rõ trong hợp đồng ngoài những thứ cơ bản đã có
A- Phương thức nhận hàng :
+ Bạn trực tiếp đưa đến bưu cục hay có nhân viên đến lấy hàng, và nếu đến thì đến lúc mấy giờ hàng ngày.
+ Vận đơn viết tay hay dùng vận đơn điện tử ( e bill, tức là bạn chỉ cần cung cấp thông tin người nhận( tự in bằng phần mềm dán lên hàng hóa) sau đó khi giao hàng ký nhận bạn sẽ gửi file thông tin đó cho bên vận chuyển ( ban sẽ cần đia chỉ email của nhân viên khai thác để gửi file) . Nhân viên khai thác bên họ sẽ đối chiếu và in vận đơn ra dán lên hàng hóa để chuyển đi, Yêu cầu gửi lại file thông tin khách hàng đã điền thêm mã vận đơn lại cho bạn trong ngày để sau này theo dõi hành trình vân chuyển.
+ Yêu cầu cung cấp số điện thoại liên hệ của: Nhân viên đến lấy hàng, Nhân viên khai thác, số điện thoại hỗ trợ khiếu nại, số điện thoại của nhân viên kinh doanh làm việc kí hợp đồng và số điện thoại của trưởng bưu cục,
+ Ghi rõ hàng của bạn có cho khách hàng kiểm tra trước hay không.
+ Yêu cầu báo cáo tình trạng chuyển phát, đặc biệt những đơn hàng ko phát được để bạn đưa ra hướng giải quyết như hoàn về, gửi lưu kho hoặc liên lạc lại với người nhận, Tuyệt đối ko tự ý xử lý khi chưa được đồng ý từ người gửi, trừ trường hợp lưu kho quá số ngày quy định.
+ Nếu có hàng hoàn về thì bao lâu phải hoàn trả lại kể từ khi thông báo chuyển hoàn
+ Nếu có biến cố ko lấy hàng được cần thông tin trước cho bạn trong thời gian 1 ngày.
B- Phương thức thanh toán: Tiền mặt trực tiếp hay chuyển khoản. nếu chuyển khoản thì ai chịu phí. Thời hạn thanh toán bao lần 1 tháng, vào ngày nào ? Xác nhận thanh toán ra sao: biên bản đối soát ( thống kê tiền COD và chi phí vận chuyển trong khoảng thời gian nhất định) được in và ký tay hoặc gửi email. Nếu gửi email thì có thể xác nhận thông tin trả lời qua email để đồng ý hay ko đồng ý với khối lượng thanh toán ( bạn sẽ cần cung cấp địa chỉ email để họ gửi bảng đối soát). Lưu Ý: Chỉ được thanh toán khi có sự đồng ý xác nhận: ký tá hoặc xác nhân bằng email. KHÔNG cầm đèn chạy trước máy bay: thanh toán trước khi có xác nhận.
C- Thỏa Thuận về giảm giá: Nếu Doanh số của bạn đạt đến con số bao nhiêu thì sẽ được chiết khấu, và khi đó chiết khấu là bao nhiêu %, hoặc các ưu đãi khác như miễn phí chuyển hoàn !
D- Các cam kết về thời gian vận chuyển: Dịch vụ bạn đăng ký là chuyển phát nhanh vậy thì cam kết về thời gian hàng đến tay người nhận tối đa là bao ngày ( trừ trường hợp lỗi người gửi ( nhầm lẫn thông tin địa chỉ)- lỗi người nhận ( ko nghe máy, vắng nhà, đổi địa chỉ,...) .Ko có chuyện bỏ tiền ra sử dụng chuyển phát nhanh mà lại được phục vụ với tốc độ chậm
C- Xử lý Sự Cố:
+ Nếu hàng ko phát được hay bị hư hỏng do các lỗi của người gửi ( như trong hợp đồng mẫu đã liệt kê rõ) thì tất nhiên bạn phải chiu trách nhiệm và trả các chi phí vận chuyển, chuyển hoàn . Nhưng nếu HÀNG KHÔNG PHÁT ĐƯỢC DO LỖI CỦA ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN- hãy yêu cầu bồi thường 100% tiền COD. Lý luận của bạn sẽ là nếu ko phát được thì các chi phí, tiền hàng , quảng cáo, chi phí cơ hội,... bỏ ra bằng đúng giá tiền COD, và tất nhiên bạn ko thể để mất hết tiền đó do lỗi của người khác.
+ Nếu hàng hóa phát chậm hơn so với cam kết về thời gian mà ko do lỗi người gửi cũng như người nhận thì phạt bao nhiêu % giá trị hàng hóa .
+ Nếu lỗi phát sinh do đầu bưu cục nhận hàng ( những lỗi này thường rất kinh khủng) như nhầm tiền COD, làm mất hàng, nhập sai thông tin địa chỉ dẫn đến không phát được hàng thì nếu bưu cục ko tự khắc phục được, yêu cầu bồi hoàn 100% tiền COD của các đơn hàng đó
+ Trong tất cả các trường hợp cần phải xử lý bồi thường do lỗi của bên vận chuyển thì thời gian xử lý là bao nhiêu ( bao nhiêu ngày ban nhận dc tiền bồi thường )
Đó là tất cả những thứ cần có trong hợp đồng với viettel post nói riêng và các đơn vị vận chuyển nói chung. Bất kì vấn đề nào xảy ra hãy đạp cái hợp đồng này vào mặt họ và yêu cầu xử lý, giấy trắng mực đen rõ ràng ko chơi lầy được. Có một hợp đồng chặt chẽ bạn sẽ yên tâm tập trung vào việc đẩy mạnh số lượng đơn hàng hơn, ko mất thời gian giải quyết đau đầu nữa.
2- Hoạt động thực tế: Nếu như hợp đồng là căn cứ cốt lõi để làm việc và xử lý vi phạm thì trong quá trình hợp tác, việc của bạn là phải liên tục theo dõi xem họ có làm đúng như hợp đồng hay ko. Vì áp lực kinh doanh , mở rộng quy mô và doanh số, nhân viên kinh doanh của Viettel có thể đồng ý với tất cả các điều kiện đưa ra chỉ để bạn kí. Thế nhưng khi đi vào họat động thực tế đừng để những thỏa thuận đó trở nên vô giá trị. Nhắc lại là " lần nào giao dịch cũng như lần đầu ". Nếu là người cẩn thận tính toán bạn sẽ tính rõ được 1 đơn hàng ko phát được bạn sẽ mất đi bao tiền- mà đây là yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn kinh doanh. Vậy nên cần hết sức gắt gao trong việc theo dõi quản lý vận chuyển. Dù khi chào hàng họ có nói sẽ phân công riêng 1 nhân viên để theo dõi và báo cáo tình trang đơn hàng cho bạn nhưng còn lâu nhé. Bưu cục nào cũng chỉ có 1 người như vậy phụ trách tất cả các khách hàng, không ai làm riêng cho bạn đâu. Vậy nên bạn phải có người : thuê nhân viên để phụ trách khâu theo dõi hàng hóa hoặc tự bản thân track đơn hàng khi đã có mã vận đơn nhằm thông báo với đơn vị vận chuyển ngay khi có sự cố. Khi có thông báo về đơn hàng nào đó ko phát được hay bị hoàn bạn cần xác minh lại thông tin bằng cách gọi cho người nhận, vì cũng có trường hợp nhân viên phát báo khống kết quả đưa hàng. Cái này có thể giải quyết đơn giản bằng các phần mềm office như excel hoặc các phần mềm bán hàng trả phí. Cơ bản là phải theo dõi, ko để tự ý bọn vận chuyển nó làm đến đâu thì đến. Cho đến khi tỉ lệ hàng hóa chuyển hoàn tăng vọt thì lúc ấy lo làm chuồng muộn mất rồi. Liên tục thúc giục để tạo cảm giác có người kiểm soát cho họ, khi ấy mới giảm bớt được các lỗi ko đáng có. Về khâu thanh toán bạn cũng cần kiểm tra thật kĩ đối soát xem có đúng ko, thiếu sót ở đâu để xử lý kịp thời.
Còn 1 số câu hỏi của các bạn newbie khá buồn cười, ví dụ như mất vận đơn có lấy được tiền không, phí vận chuyển từ đây đến đây là bao nhiêu, nhận tiền hàng thì ra bưu cục hay đợi gọi điện,gửi chô khách đến địa điểm bưu cục khu vực chứ ko tới địa chỉ trực tiếp được không, bao tuổi thì được gửi hàng qua bưu điện ^^... . Tất cả những thông tin ấy bạn cứ hỏi trực tiếp ở bưu cục bạn gửi, nhân viên ko giải quyết được thì gọi cho trưởng bưu cục, ko thì hỏi lên giám đốc...đừng ngại, cứ làm việc trực tiếp bạn sẽ quen thôi.
Kết luận lại trên đây là những kiến thức cần thiết khi đi thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát như Viettel. Và cuối cùng nên nhớ: doanh số bán hàng hay khối lượng vận chuyển của bạn sẽ quyết định vị thế của bạn khi làm việc với bên vận chuyển, bạn tạo nhiều doanh số cho họ bạn sẽ là tướng. Vậy nên chuẩn bị tốt và chặt ban đầu sau đó tập trung vào công tác bán hàng , có vậy mới nhanh nhanh hóa rồng đc !
Update mới: Hiệm tại bạn có thể đăng ký dịch vụ vận chuyển, tạo đơn và in vận đơn qua app của viettel post. Có nhiều tiện lợi khi làm như vậy nhưng khâu cskh hơi bựa. Bựa ở chỗ bạn sẽ bị gán cho vai trò làm người xử lý sự cố phát sinh - vốn là trách nhiệm của bên vận chuyển. Cụ thể nếu có trục trặc nào đó và bạn thông báo qua app thì bọn viettel sẽ đưa cho bạn số đt của bưu tá hay bưu cục đang giữ hàng để bạn tự gọi mà thắc mắc chứ bọn viettel ko trợ giúp cho bạn đâu. Cho nên ko được ỉ lại vào app mà vẫn phải theo dõi và thúc giục nhân viên ở bưu cục nhận hàng.
Update mới: Hiệm tại bạn có thể đăng ký dịch vụ vận chuyển, tạo đơn và in vận đơn qua app của viettel post. Có nhiều tiện lợi khi làm như vậy nhưng khâu cskh hơi bựa. Bựa ở chỗ bạn sẽ bị gán cho vai trò làm người xử lý sự cố phát sinh - vốn là trách nhiệm của bên vận chuyển. Cụ thể nếu có trục trặc nào đó và bạn thông báo qua app thì bọn viettel sẽ đưa cho bạn số đt của bưu tá hay bưu cục đang giữ hàng để bạn tự gọi mà thắc mắc chứ bọn viettel ko trợ giúp cho bạn đâu. Cho nên ko được ỉ lại vào app mà vẫn phải theo dõi và thúc giục nhân viên ở bưu cục nhận hàng.
0 comments