Đúng ra phải gọi là việc tự nguyện làm 1 công việc gì đó không phải nhiệm vụ của mình !
Cái này xưa gọi là " vác tù và hàng tổng" hay như bây giờ là " lo chuyện thiên hạ". Bản chất nó thì tốt thôi, nhất là với những công việc nhìn qua thì có vẻ có ích ví như tình nguyện phân luồng giao thông, tình nguyện bắt trộm cướp, tình nguyện giúp đỡ người khó khăn ( từ thiện)... Nhưng cổ súy cho tinh thần ấy, đẩy nó lên như một phong trào là 1 điều ngu xuẩn !
Đơn giản là , việc tình nguyện ấy bạn có thể làm 1 cách tự phát 1, 2 lần nhưng thành 1 công việc thường xuyên là vứt. Ví dụ gần nhất là mấy ông " hiệp sĩ " Sài Gòn bị xiên chết trong lúc tác nghiệp. Cái này cũng nhiều người nói rồi: 1 tổ chức vài cá nhân làm công việc của công an nhưng không được pháp luật bảo vệ, công việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, bắt được trộm mà đánh nó bị thương thì đi tù, bị nó xiên chết thì thiệt thân chưa hết lại chứng tỏ sự yếu kém của bộ máy an ninh... Nhưng cái ta cần hiểu là tâm lý của những người như vậy họ nghĩ gì mà đi làm công việc đó chứ ko bán tán mãi về kết quả. Cảm giác ấy MS gọi là 1 cảm giác đỉnh tháp Maslow ảo - nhu cầu thể hiện bản thân trong khi phần đáy tháp chưa hoàn thiện. Cảm giác này có thể xuất phát từ 1 tình huống ngẫu nhiên hoặc bị điều khiển có chủ đích của người khác, sau đó được thúc đẩy bởi môi trường xung quanh khiến bản thân người đó cảm thấy giá trị bản thân được lên level max. Thêm 1 ví dụ nữa cho dễ hiểu: MS từng thấy tận mắt những sinh viên tình nguyện dưới cái nắng 38-40 độ C đứng ở ngã tư cầm cờ vẫy cho xe đi thay đèn đỏ ( trong khi đèn tín hiệu giao thông vẫn hoạt động tốt ). Có chuyện gì xảy ra vậy ? Không tắc đường, không chen lấn, hay tại sợ dân tình bố láo không tuân theo tín hiệu giao thông ? Chỉ biết là cách đó vài m công an giao thông đang tọa trong chòi gác còn bạn sinh viên vẫy cờ thì hết sức nghiêm túc, vẻ mặt còn thoáng chút tự hào, có lẽ bạn nghĩ ko có mình lũ xe máy ô tô này sẽ đè lên nhau phá nát bộ mặt thủ đô ? Bạn ấy cảm thấy mình là 1 người quan trọng - mà thực ra đéo phải. Đó chính là sự nguy hiểm của tư tưởng này !
Khi bạn làm 1 công việc không phải nhiệm vụ của mình và bạn làm nó 1 cách miễn phí thì 1 là bạn đang cạnh tranh ko lành mạnh với người có nhiệm vụ đó, 2 là bạn có thể đang làm hộ người khác trong khi họ vẫn được trả công. Trường hợp các bạn bắt cướp hay các bạn sinh viên tình nguyện ở trên chính là trường hợp 2. Khi ấy những người đáng nhẽ phải làm công việc đó sẽ mặc kệ cho bạn tự tung tự tác, rõ ràng có người làm hộ tôi mà tôi vẫn được lĩnh lương thì tội gì ko để chúng nó làm cho chết cụ đi , tôi sẽ cổ vũ cho bạn làm nhiều hơn, rằng bạn sẽ là 1 biểu tượng xã hội , là hình mẫu đáng noi theo... để bạn è cổ làm việc thay mà vẫn tự hào, vui vẻ. Cái này những nhà quản lý làm rất tốt và chuyên nghiệp, bằng các hình thức tuyên truyền cổ động mà ở bất cứ quy mô xã hội nào , từ tổ dân phố đến các cơ quan đoàn thể , tổ chức đều có những cá nhân hoặc nhóm làm cái việc ĐÉO PHẢI CỦA MÌNH NHƯNG TỰ HÀO này. Bài học Bật Mã Ôn không bao giờ là 1 câu chuyên cũ cả !
Còn trường hợp 1 bạn có thể thấy ví dụ những quán cơm 2000 trước đây , tiếng là cho người nghèo nhưng thực chất họ đang cạnh tranh ko lành mạnh và bóp chết những quán cơm truyền thống, báu bở đéo gì.
Tất nhiên nói lại những việc tình nguyện đó không phải xấu, cái nguy hiểm là tư tưởng cho rằng việc ấy là đáng làm và nhân rộng. Nó gây ra hậu quả tai hại là sự ỉ lại của những người thực sự có nhiệm vụ và sự lợi dụng của những kẻ có ý đồ xấu. Thử nghĩ xem, thay vì củng cố, siết chặt luật pháp lại đi cổ súy tinh thần "hiệp sĩ" ( mẹ cái chữ hiệp sĩ nghe rất ngứa tai, dân Sg cứ thích lấy từ hình tượng nhân vật hư cấu của bạn Chiểu nhìn mặt trời mà không chói lóa, mà quên ấy là Hư Cấu ), để " hiệp sĩ" đầy đường thì loạn. Hay như mấy vụ " giải cứu" dưa hấu, xu hào,...dân trồng rau cứ thế mà làm ko phải tính đầu ra, có gì lại giải cứu, lo đéo gì...
Và đã bàn thì cũng phải có giải pháp. Ở tầm vĩ mô chắc phải là 1 quy định pháp luật để quản lý các hoạt động tự phát này, để bảo vệ quyền lợi cũng như kiểm soát nghĩa vụ của người tham gia. Như ở nước ngoài , các tổ chức hoạt động kiểu này đều có luật quản lý cả. Ví dụ như làm từ thiện phải có giấy phép, cáo bạch tài chính, tránh kiểu mập mờ như ở ta, để tiền quyên góp đến đúng nơi đúng chỗ và đúng khối lượng. Cơ mà chắc là khó vì như đã nói rằng chính những nhà quản lý cũng thích chính sách Bật Mã Ôn hơn. Hoặc rành mạch ra đưa những hoạt động ấy vào cơ chế như kinh doanh tức là cũng có lương và đóng thuế. Kiểu như anh thích tổ chức đội nhóm bắt trộm cướp, ok thôi. Anh có quyền tẩn trộm cướp cho nhè tiền ra lĩnh lương - 1 dạng săn đầu người như trong các bộ phim miền viễn tây hoa kì - và đóng thuế theo mỗi vụ thành công, bắt buộc đóng bảo hiểm để cho những lúc đen như mấy anh bị xiên chết kia,.. Tóm lại là chính sách pháp luật phải chặt chẽ hơn, có thể tham khảo như bài viết này : CHUYỆN PHÁP LUẬT
Với tư tưởng cá nhân thì bạn chỉ cần tâm niệm câu thần chú " không có tiền thì đéo làm !" - thế cho nhanh. Và đừng phản đối kiểu đánh tráo khái niệm như " nếu bạn( anh em bố mẹ họ hàng của bạn) ở vị trí người cần giúp đỡ thì sao " vì đấy là kiểu thủ dâm tinh thần ngu vl. Ta không phản đối việc làm tình nguyện ấy mà phản đối tư tưởng của người tình nguyện cũng như bọn adua với hành động đó, Xét cho cùng việc những người tình nguyện đó làm là để thỏa mãn nhu cầu thể hiện của bản thân ( thậm chí khi bị tẩy não để cảm thấy như vậy). Hãy nghĩ cho kĩ, hãy thỏa mãn đỉnh tháp Maslow khi phần đáy đã hoàn thiện. Khi bạn đã đầy đủ nhu cầu khác, trong đó có sự đầy đủ vật chất không ai cấm bạn thể hiện bản thân cả, còn nếu không chớ tham gia làm gì. Sự đầy đủ vật chất đem lại nhiều thứ và là 1 lợi thế rất lớn, Khi bạn có tiền mà muốn làm anh hùng bắt cướp , bạn sẽ biết trang bị cho bản thân mọi thứ khiến cho việc thể hiện bản thân ấy an toàn và hiệu quả hơn rất rất nhiều. Hãy là Bruce Wayne chứ đừng làm Peter Parker !
Cái này xưa gọi là " vác tù và hàng tổng" hay như bây giờ là " lo chuyện thiên hạ". Bản chất nó thì tốt thôi, nhất là với những công việc nhìn qua thì có vẻ có ích ví như tình nguyện phân luồng giao thông, tình nguyện bắt trộm cướp, tình nguyện giúp đỡ người khó khăn ( từ thiện)... Nhưng cổ súy cho tinh thần ấy, đẩy nó lên như một phong trào là 1 điều ngu xuẩn !
Đơn giản là , việc tình nguyện ấy bạn có thể làm 1 cách tự phát 1, 2 lần nhưng thành 1 công việc thường xuyên là vứt. Ví dụ gần nhất là mấy ông " hiệp sĩ " Sài Gòn bị xiên chết trong lúc tác nghiệp. Cái này cũng nhiều người nói rồi: 1 tổ chức vài cá nhân làm công việc của công an nhưng không được pháp luật bảo vệ, công việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, bắt được trộm mà đánh nó bị thương thì đi tù, bị nó xiên chết thì thiệt thân chưa hết lại chứng tỏ sự yếu kém của bộ máy an ninh... Nhưng cái ta cần hiểu là tâm lý của những người như vậy họ nghĩ gì mà đi làm công việc đó chứ ko bán tán mãi về kết quả. Cảm giác ấy MS gọi là 1 cảm giác đỉnh tháp Maslow ảo - nhu cầu thể hiện bản thân trong khi phần đáy tháp chưa hoàn thiện. Cảm giác này có thể xuất phát từ 1 tình huống ngẫu nhiên hoặc bị điều khiển có chủ đích của người khác, sau đó được thúc đẩy bởi môi trường xung quanh khiến bản thân người đó cảm thấy giá trị bản thân được lên level max. Thêm 1 ví dụ nữa cho dễ hiểu: MS từng thấy tận mắt những sinh viên tình nguyện dưới cái nắng 38-40 độ C đứng ở ngã tư cầm cờ vẫy cho xe đi thay đèn đỏ ( trong khi đèn tín hiệu giao thông vẫn hoạt động tốt ). Có chuyện gì xảy ra vậy ? Không tắc đường, không chen lấn, hay tại sợ dân tình bố láo không tuân theo tín hiệu giao thông ? Chỉ biết là cách đó vài m công an giao thông đang tọa trong chòi gác còn bạn sinh viên vẫy cờ thì hết sức nghiêm túc, vẻ mặt còn thoáng chút tự hào, có lẽ bạn nghĩ ko có mình lũ xe máy ô tô này sẽ đè lên nhau phá nát bộ mặt thủ đô ? Bạn ấy cảm thấy mình là 1 người quan trọng - mà thực ra đéo phải. Đó chính là sự nguy hiểm của tư tưởng này !
Khi bạn làm 1 công việc không phải nhiệm vụ của mình và bạn làm nó 1 cách miễn phí thì 1 là bạn đang cạnh tranh ko lành mạnh với người có nhiệm vụ đó, 2 là bạn có thể đang làm hộ người khác trong khi họ vẫn được trả công. Trường hợp các bạn bắt cướp hay các bạn sinh viên tình nguyện ở trên chính là trường hợp 2. Khi ấy những người đáng nhẽ phải làm công việc đó sẽ mặc kệ cho bạn tự tung tự tác, rõ ràng có người làm hộ tôi mà tôi vẫn được lĩnh lương thì tội gì ko để chúng nó làm cho chết cụ đi , tôi sẽ cổ vũ cho bạn làm nhiều hơn, rằng bạn sẽ là 1 biểu tượng xã hội , là hình mẫu đáng noi theo... để bạn è cổ làm việc thay mà vẫn tự hào, vui vẻ. Cái này những nhà quản lý làm rất tốt và chuyên nghiệp, bằng các hình thức tuyên truyền cổ động mà ở bất cứ quy mô xã hội nào , từ tổ dân phố đến các cơ quan đoàn thể , tổ chức đều có những cá nhân hoặc nhóm làm cái việc ĐÉO PHẢI CỦA MÌNH NHƯNG TỰ HÀO này. Bài học Bật Mã Ôn không bao giờ là 1 câu chuyên cũ cả !
Còn trường hợp 1 bạn có thể thấy ví dụ những quán cơm 2000 trước đây , tiếng là cho người nghèo nhưng thực chất họ đang cạnh tranh ko lành mạnh và bóp chết những quán cơm truyền thống, báu bở đéo gì.
Tất nhiên nói lại những việc tình nguyện đó không phải xấu, cái nguy hiểm là tư tưởng cho rằng việc ấy là đáng làm và nhân rộng. Nó gây ra hậu quả tai hại là sự ỉ lại của những người thực sự có nhiệm vụ và sự lợi dụng của những kẻ có ý đồ xấu. Thử nghĩ xem, thay vì củng cố, siết chặt luật pháp lại đi cổ súy tinh thần "hiệp sĩ" ( mẹ cái chữ hiệp sĩ nghe rất ngứa tai, dân Sg cứ thích lấy từ hình tượng nhân vật hư cấu của bạn Chiểu nhìn mặt trời mà không chói lóa, mà quên ấy là Hư Cấu ), để " hiệp sĩ" đầy đường thì loạn. Hay như mấy vụ " giải cứu" dưa hấu, xu hào,...dân trồng rau cứ thế mà làm ko phải tính đầu ra, có gì lại giải cứu, lo đéo gì...
Và đã bàn thì cũng phải có giải pháp. Ở tầm vĩ mô chắc phải là 1 quy định pháp luật để quản lý các hoạt động tự phát này, để bảo vệ quyền lợi cũng như kiểm soát nghĩa vụ của người tham gia. Như ở nước ngoài , các tổ chức hoạt động kiểu này đều có luật quản lý cả. Ví dụ như làm từ thiện phải có giấy phép, cáo bạch tài chính, tránh kiểu mập mờ như ở ta, để tiền quyên góp đến đúng nơi đúng chỗ và đúng khối lượng. Cơ mà chắc là khó vì như đã nói rằng chính những nhà quản lý cũng thích chính sách Bật Mã Ôn hơn. Hoặc rành mạch ra đưa những hoạt động ấy vào cơ chế như kinh doanh tức là cũng có lương và đóng thuế. Kiểu như anh thích tổ chức đội nhóm bắt trộm cướp, ok thôi. Anh có quyền tẩn trộm cướp cho nhè tiền ra lĩnh lương - 1 dạng săn đầu người như trong các bộ phim miền viễn tây hoa kì - và đóng thuế theo mỗi vụ thành công, bắt buộc đóng bảo hiểm để cho những lúc đen như mấy anh bị xiên chết kia,.. Tóm lại là chính sách pháp luật phải chặt chẽ hơn, có thể tham khảo như bài viết này : CHUYỆN PHÁP LUẬT
Với tư tưởng cá nhân thì bạn chỉ cần tâm niệm câu thần chú " không có tiền thì đéo làm !" - thế cho nhanh. Và đừng phản đối kiểu đánh tráo khái niệm như " nếu bạn( anh em bố mẹ họ hàng của bạn) ở vị trí người cần giúp đỡ thì sao " vì đấy là kiểu thủ dâm tinh thần ngu vl. Ta không phản đối việc làm tình nguyện ấy mà phản đối tư tưởng của người tình nguyện cũng như bọn adua với hành động đó, Xét cho cùng việc những người tình nguyện đó làm là để thỏa mãn nhu cầu thể hiện của bản thân ( thậm chí khi bị tẩy não để cảm thấy như vậy). Hãy nghĩ cho kĩ, hãy thỏa mãn đỉnh tháp Maslow khi phần đáy đã hoàn thiện. Khi bạn đã đầy đủ nhu cầu khác, trong đó có sự đầy đủ vật chất không ai cấm bạn thể hiện bản thân cả, còn nếu không chớ tham gia làm gì. Sự đầy đủ vật chất đem lại nhiều thứ và là 1 lợi thế rất lớn, Khi bạn có tiền mà muốn làm anh hùng bắt cướp , bạn sẽ biết trang bị cho bản thân mọi thứ khiến cho việc thể hiện bản thân ấy an toàn và hiệu quả hơn rất rất nhiều. Hãy là Bruce Wayne chứ đừng làm Peter Parker !